Giá dầu giảm do lo ngại về khả năng làn sóng coronavirus thứ hai cũng như dự trữ dầu của Mỹ tăng cao

14/05/2020

Theo Reuters, giá dầu giảm vào ngày thứ Tư do lo ngại về khả năng có làn sóng thứ 2 về các ca nhiễm virus corona sau khi một số nước nới lỏng về các giới hạn phòng dịch, trong khi số liệu về công nghiệp cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng.

 

Mối quan ngại bao trùm hơn với việc Arabia Saudi, ngay sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vào đầu tuần này lên kế hoạch cắt sản lượng khai thác, kêu gọi cắt giảm sản lượng do sức mua sụt giảm nghiêm trọng do virus.

 

Giá dầu thô Brent giảm 40cents, hay 1,3% xuống còn 29,58$/thùng, sau khi tăng 1,2% vào hôm thứ Ba.

 

Giá dầu West Texas Intermediate của các hợp đồng tương lai dầu rơi xuống 10cents hay 0,4%, xuống còn 25,68$/thùng sau khi đã tăng lên 6,8% vào phiên giao dịch trước đó.

 

“Giá dầu tụt giảm do mối lo ngại về đợt bùng phát dịch bệnh do coronavirus, buộc các nước tiếp tục đóng cửa lâu hơn, do vậy làm tổn hại đến các hoạt động kinh tế cũng như nhu cầu về năng lượng toàn cầu”, dẫn lời Avtar Sandu, quản lý hàng hoá tại diễn đàn Phillip Future tại Singapore.

 

Anthony Fauci, chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm của Mỹ, ngày thứ Ba nói trước Quốc hội rằng, việc nới lỏng kiểm soát coronavirus có thể dẫn đến đợt bùng phát mới, hiện đã làm 80.000 người Mỹ thiệt mạng va làm tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

 

Một đợt bùng phát mới đã được ghi nhận tại Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi được coi là khủng hoảng y tế trước khi lan rộng ra khắp thế giới, chính phủ nhanh chóng cách ly hàng tỉ người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và nhu cầu về nhiên liệu.

 

Ở khía cạnh cung ứng, chính phủ Arabia Saudi thúc giục các nước OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu nhằm mục đích khôi phục lại mức cân bằng về nhiên liệu trên thị trường, cơ quan thông tấn của Arabia Saudi cho biết.

 

Các nguồn tin cho hay, Tổ hợp Dầu mỏ của Kuwait (KPC) dự kiến sẽ giảm mức xuất khẩu vào tháng Sáu, bằng việc yêu cầu khách hàng cắt 5% lượng dầu theo các điều khoản tại các hợp đồng của họ.

 

Vào thứ hai vừa rồi, Arabia Saudi cũng đã lên kế hoạch cắt giảm hơn 01 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng tới, xuống mức 7,5 triệu thùng/ngày.

 

OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ khác như Nga – hay còn gọi là nhóm OPEC+ - trước việc sụt giảm tới 30% nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu, cũng đã đồng ý cắt 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng Năm và tháng Sáu, là mức cắt giảm kỷ lục từ trước đến nay.

 

Học viện Dầu mỏ Hoa kỳ (API) vào hôm thứ Ba cho biết, dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng lên 7,6 triệu thùng vào tuần trước lên 526,2 triệu thùng, so với mức dự báo chỉ tăng 4,1 triệu thùng.

 

Cũng vẫn theo nguồn tin từ API, kho dự trữ dầu Cushing tại bang Oklahama, nơi được coi là trung tâm chung chuyển dầu đã giảm 2,3 triệu thùng. Nếu nguồn tin này được xác nhận, thì đây là mức sụt giảm đầu tiên được ghi nhận từ tháng Hai – theo ING

 

Mối lo ngại về khả năng vượt quá khả năng dự trữ đã trở nên bớt căng thẳng hơn, khi chúng ta thấy rõ ràng nhu cầu đang hồi phục, cùng với việc cắt giảm cung ứng đang tác động đến thị trường” – ING economics chỉ ra nguyên nhân của việc sụt giảm lượng dữ trữ tại kho dự trữ Cushing.

Nguồn: https://www.reuters.com/article/us-global-oil-idUSKBN22P05G?utm_campaign=trueAnthem%3A+Trending+Content&utm_medium=trueAnthem&utm_source=facebook